Kết quả tìm kiếm cho "Gói 2.000 đòn bánh tét"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 157
Nhịp sản xuất - kinh doanh sau Tết trở lại guồng quay vốn có. Những cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống cũng vậy, bận rộn theo nhịp sống hối hả.
Tết năm nay, huyện Tri Tôn đón gần 300.000 lượt khách đến tham quan điểm du lịch (DL), di tích lịch sử, văn hóa - dân tộc, tâm linh trên hành trình du Xuân. Con số ấn tượng trên chứng tỏ sức hút của huyện miền núi đối với du khách gần xa, mở ra kỳ vọng một năm đầy lạc quan cho DL địa phương.
Người xưa hay truyền lại câu nói “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Điều này hoàn toàn phù hợp với lịch thời vụ thuở ấy, khi đồng áng rảnh rang, ngày Tết kéo dài đủng đỉnh. Nhưng nhịp sống hiện đại đã biến câu nói ấy trở thành dĩ vãng. Tết có dùng dằng ở lại trong tâm trí, cũng đành phải rời đi sớm, nhường chỗ cho bao công việc bộn bề thúc giục con người.
Ngày 27/1, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQVN huyện Tri Tôn Trần Quốc Cường cho biết, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, UBMTTQVN 15 xã, thị trấn phối hợp UBND cùng cấp, các đoàn thể vận động Quỹ Cây mùa Xuân, hỗ trợ quà và tiền mặt cho tất cả hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội; đảm bảo mọi người đón Tết đầm ấm và đủ đầy.
Chuyến công tác tại châu Âu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thành công tốt đẹp trên cả 3 phương diện quan trọng: Đưa hợp tác song phương với Ba Lan, Czech và Thụy Sĩ lên tầm cao mới với quan điểm coi trọng bạn bè truyền thống, tình nghĩa trước sau; tranh thủ tối đa cơ hội hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos với những thông điệp về kỷ nguyên thông minh và chiến lược phát triển của đất nước; khẳng định sự quan tâm sâu sắc dành cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Cận Tết, người dân tất bật mua sắm, trang hoàng nhà cửa, đoàn viên sum họp cùng gia đình, để đón năm mới. Thời gian này cũng là cơ hội tốt nhất trong năm để người lao động nỗ lực “cày” kiếm tiền mua sắm, sửa sang nhà cửa đón Tết cổ truyền của dân tộc thêm đủ đầy…
Mùa Xuân, vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Và ở những làng nghề, nghề truyền thống, không khí cũng trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn bao giờ hết.
Hầu hết các làng nghề truyền thống đều sản xuất quanh năm, đều đặn và lặng lẽ. Riêng mùa Tết là giai đoạn cao điểm, không khí trở nên tất bật hơn, ngày lẫn đêm nhộn nhịp, hòa lẫn tiếng người, tiếng máy... Cũng từ mốc thời gian này, người ta có dịp nhắc đến một số nghề đặc trưng gợi lên không khí Tết một cách rõ nét.
“Nghĩa tình biên giới” là chủ đề “Tết quân - dân” năm 2025 của huyện An Phú đang diễn ra tại xã biên giới Nhơn Hội. Các hoạt động “Tết quân - dân” nhằm đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và chăm lo Tết cho Nhân dân.
Với tinh thần “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, công tác chăm lo Tết cho người nghèo được cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm, với mục đích góp phần để mọi nhà, mọi người đều được vui Xuân, đón Tết đầm ấm, yên vui…
Mùa Xuân ấy không đến với riêng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP), mà được xây đắp từ tấm lòng của các anh đến Nhân dân khu vực biên giới, nơi đóng quân, bởi “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”.
Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” Xuân Ất Tỵ 2025 đã chính thức khởi động tại TP. Châu Đốc – đơn vị làm điểm ở khu vực biên giới An Giang.